Giải pháp sử dụng đất hiệu quả cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam

giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Ðến nay, số dân nước ta đạt gần 90 triệu người. Dân số tăng, nhưng quỹ đất không tăng. Vì vậy, đất đai trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Vậy mà, tình trạng lãng phí đất vẫn đang diễn ra phổ biến trong cả nước. Thực trạng này rất cấp bách để tìm một giải pháp sử dụng đất hiệu quả.

Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả ở Việt Nam

Có 3 nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả. Các nguyên nhân gồm: chính sách hạn điền tạo ra các hạn chế cho người sở hữu đất; năng lực của chủ sở hữu, tình trạng đất bị thoái hóa.

Chính sách hạn điền

Theo Luật Đất đai năm 2013, mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 3 ha. Trong khi đó, muốn nông sản đạt năng suất, chất lượng cao thì bắt buộc phải sản xuất lớn, áp dụng công nghệ và xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Luật Đất đai quy định trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không được vượt quá 10 lần hạn mức

Theo luật gia Nguyễn Văn Khôi – Trung tâm Tư vấn pháp luật TP Hồ Chí Minh (Hội Luật gia Việt Nam), rất có thể, chính sách hạn điền hiện nay là chưa hợp lý và đang là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của dự án nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, do khó khăn về chuyển nhượng cho nên đang có hàng triệu lao động nông thôn bỏ ruộng, bỏ vườn đi làm công việc khác, nhưng lại không chuyển quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp sản xuất lớn…

Khả năng quản lý, marketing, năng lực sử dụng đất của chủ sở hữu

Các chủ sở hữu đất nông nghiệp bị hạn chế về khả năng quản lý, marketing, áp dụng kỹ thuật công nghệ nên mặc dù có rất nhiều dự án quy hoạch được đề xuất, nhưng chất lượng thấp và bị vỡ trong thời gian ngắn, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. 

Ngoài ra, các chủ sở hữu đất cũng chưa có kế hoạch dài hạn để tạo những vùng nguyên liệu bền vững thiếu các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ đi kèm để làm tăng giá thành. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ ảnh hưởng quá trình cơ giới hóa và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn… 

Hạn chế về loại đất, tình trạng thoái hóa đất

Thoái hóa đất đang trở thành xu thế phổ biến, đặc biệt ở vùng rừng núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản không hợp lý, lam dụng chất hữu cơ trong sản xuất,… Suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy giảm quần thể động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.

Ở Việt Nam có 15.7 triệu ha đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua; 9 triệu ha đất có tầng mỏng, phì nhiêu thấp; 3 triệu ha đất thường khô hạn và sa mạc hóa; 1.9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa. Ngoài ra, còn các tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp,…

Những lợi ích của việc cải tạo, bảo trì đất nông nghiệp

Việc bỏ hoang đất trống, đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc bỏ qua các nguồn lợi nhuận có thể khai thác từ trên mảnh đất đó. Các nguồn lợi có thể kể đến như kinh doanh nông sản, kinh doanh trải nghiệm nhà vườn, du lịch nhà vườn sinh thái,…

Một lợi ích không thể bỏ qua của việc cải tạo, bảo trì đất để trồng cây chính là việc gia tăng giá trị đất. Một nghiên cứu trên 2.001 chủ nhà ở Anh cho thấy việc tạo nên một khu vườn với cảnh quan sinh động sẽ có chi phí thấp (khoảng 3.500 USD) nhưng lợi tức đầu tư mà nó mang lại rất lớn – làm tăng giá trị bất động sản lên tới 77%.

bảo trì đất nông nghiệp - giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Cũng có nhiều chủ sở hữu tận dụng đất để khai thác các nguồn lợi nhưng lại không đầu tư cho việc cải tạo, bảo trì chất lượng đất. Điều này dẫn tới các vấn để phát sinh như thoái hóa đất, phát sinh chi phí lớn cho việc bảo trì, chăm sóc, nuôi tạo lại đất về sau.

Việc cải tạo đất là cải tạo sự sống, hệ sinh thái cho đất. Nhờ đó năng suất cây trồng sẽ tăng dần nhờ được bồi đắp lại một lượng lớn chất hữu cơ. Bổ sung chất dinh dưỡng hữu cơ cũng là điều cần thiết, đặc biệt là những vùng đất thoái hóa. Lợi ích của việc canh tác được các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo từ lâu. Những tài liệu cũng chỉ ra rằng đất giàu mùn sẽ năng suất, chất lượng cây trồng rất cao. Thêm vào đó, các loại sâu bệnh hại cũng giảm thiểu rất nhiều, nhờ sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái đất.

Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

Giải pháp sử dụng đất hiệu quả là cách tối ưu các nguồn lợi có thể khai thác trên mảnh đất (tối ưu đất bỏ hoang, đất nông nghiệp), mang lại lợi nhuận kinh tế không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho địa phương, tăng cơ hội việc làm và đặc biệt bảo vệ môi trường sinh thái. 

Hiện nay, con người đang hướng tới “nông nghiệp sinh thái”. Thuật ngữ này hướng tới các yếu tố, các yếu tố tự nhiên làm nổi bật lên các đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật. Đồng thời, thuật ngữ chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là giảm thiểu tác hại của hóa chất và phương pháp công nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản; cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; nâng cao độ phì nhiêu của đất; hạn chế ô nhiễm môi trường.

Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường. Điều này đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững lâu dài.

Mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái được ứng dụng thành công ở các nước

Xu thế phát triển của nông nghiệp thế giới ở thế kỷ XXI là mô hình sản xuất thích hợp, vừa sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên duy trì cân bằng sinh thái cho từng quốc gia. 

mô hình nông nghiệp hữu cơ

Mô hình sản xuất hữu cơ hiện đại là phương thức sản xuất nông nghiệp mới đã được áp dụng ở các nước Anh, Pháp, Đức Nhật. Mô hình này tập trung chủ yếu sản xuất rau, quả sạch không sử dụng phân bón hóa chất và trừ sâu, có sử dụng giống mới và công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất,… Đây là mô hình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam cho thấy các chủ sở hữu đất nông nghiệp đa phần là các hộ gia đình nhỏ. Các chủ sở hữu này có hạn chế lớn về kiến thức quản lý, khai thác và phát triển nguồn đất. Để áp dụng được mô hình nông nghiệp mà các nước phát triển đã áp dụng thành công, các chủ sở hữu rất cần có một bên chỉ dẫn, đa phần là các chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhà vườn sinh thái VIME Garden – Giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Giải pháp VIME Garden chính thức được khởi động vào ngày 10/10/2020 dưới sự quản lý của VIME Group và sự hỗ trợ chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp từ các chuyên gia hàn lâm của Đại học Nông Lâm (HCM), Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học (Đồng Nai).

Đây chính là giải pháp cho vấn đề làm nông của các chủ sở hữu hạn chế về chuyên môn quản lý, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả hiệu quả. Giải pháp VIME Garden theo tiêu chuẩn mô hình sản xuất hữu cơ hiện đại, giúp chủ sở hữu vừa phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, lâu dài vừa bảo vệ tài nguyên đất (tránh tình trạng thoái hóa đất), nước, môi trường sinh thái.

VIME Garden cung cấp một mô hình khép tính – hệ sinh thái sản xuất, tiêu dùng thông qua nhà phân phối, hợp tác xã. Cụ thể, mô hình sẽ bắt đầu từ việc sản xuất nông sản chất lượng (áp dụng công nghệ, kỹ thuật, quản lý trên VIME App, nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global G.A..P) đến thu hoạch nông sản và cuối cùng là phân phối. 

mô hình nhà vườn sinh thái VIME - giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Điểm nổi bật của VIME Garden chính là việc liên kết với hợp tác xã địa phương để gia tăng sản xuất, đảm bảo giá thành, chất lượng, nguồn cung, nguồn tiêu thụ… Do đó, các nông sản được thu hoạch bởi VIME Garden đều được đảm bảo bao tiêu đầu ra. Điều này giúp chủ sở hữu an tâm ở quá trình tiêu thụ hàng hóa và hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng giải pháp VIME Garden.

Ở một quốc gia mà nông nghiệp chiếm thị phần lớn cho nền kinh tế như Việt Nam, việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững là điều vô cùng cần thiết. Càng cấp bách hơn khi thực trạng đất nông bị bỏ hoang, số lượng giảm sút, sử dụng lãng phí tài nguyên, gây xói mòn, ảnh hưởng chất lượng đất ngày càng gia tăng. Giải pháp nhà vườn sinh thái VIME Garden hình thành để giải quyết những vấn đề lớn cho nền nông nghiệp của đất nước cũng như giúp các chủ sở hữu khai thác tối đa nguồn lợi trên mảnh đất bị bỏ hoang trước nay. Có thể nói, đây chính là con đường cứu cánh tốt nhất, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan.